Trong một doanh nghiệp, cơ cấu vốn không chỉ đến từ chủ sở hữu mà còn nhiều nguồn khác. Trong số đó, nguồn vốn từ việc đi vay được rất nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Đây là nguồn cung cấp vốn lớn để phục vụ sản xuất. Tuy nhiên nếu không biết công thức tính lãi vay ngân hàng mà đi vay thì rất nguy hiểm. Vì nó mang lại nhiều rủi ro tài chính cho doanh nghiệp. Vậy, nếu chưa biết cách dùng công thức tính lãi suất vay ngân hàng thì hãy đọc bài viết này của New Real Estate ngay.
Lãi suất vay ngân hàng là gì?
Trước khi tìm hiểu công thức tính lãi vay ngân hàng, hãy tìm hiểu về khái niệm của nó. Lãi vay ngân hàng là số tiền mà doanh nghiệp phải trả cho ngân hàng theo lãi suất định sẵn. Nó được xem là khoản giá của việc đi vay.
+ Lãi vay được cố định trong một khoảng thời gian nhất định. Trong kỳ thanh toán, người đi vay phải trả đúng hạn tiền lãi vay cho người cho vay. Tiền lãi vay sẽ được tính dựa vào lãi suất. Nó là tỷ lệ phần trăm thậm chí là phần nghìn số tiền cho vay.
+ Lãi suất ngân hàng ngày nay có khá nhiều loại và giá trị. Chẳng hạn như: lãi suất theo nguồn sử dụng, lãi theo giá trị thực, lãi theo cách trả,… Tùy mục đích vay vốn, doanh nghiệp có thể chọn hình thức và cân nhắc lãi vay phù hợp.
Công thức tính nhanh lãi suất vay ngân hàng là sao?
Nếu đi vay mà không nắm rõ công thức tính lãi suất vay ngân hàng thì rất nguy hiểm. Doanh nghiệp sẽ không đánh giá được khả năng trả lãi nếu không biết công thức. Vậy, trên thị trường đang có những cách tính lãi vay ngân hàng nào?
Tính theo nợ gốc như thế nào?
Tính lãi vay ngân hàng theo số dư nợ gốc là công thức phổ biến nhất. Bởi vì đa số doanh nghiệp đều vay dài hạn để sản xuất kinh doanh. Để so sánh chi phí cơ hội của việc đi vay và lấy vốn chủ sở hữu, công thức này khá quan trọng. Theo quy định, lãi vay tính theo nợ gốc được tính như sau:
- Tiền lãi = dư nợ gốc x lãi suất / thời gian.
Công thức này thường tính trong thời gian vay là tháng hoặc năm. Ví dụ về cách tính lãi suất vay theo nợ gốc để bạn dễ hiểu là:
- Công ty X phải vay nợ 36 tỷ để đầu tư sản xuất kinh doanh trong vòng 12 tháng. Lãi suất ngân hàng quy định là 12% / năm.
Con số là như sau:
- Số tiền gốc mà doanh nghiệp X phải trả ngân hàng là: 36/12 = 3 tỷ / tháng.
- Số tiền lãi mà doanh nghiệp X phải trả cho ngân hàng là: (36 tỷ x 12%) / 12= 360 triệu đồng / tháng.
+ Vậy, tổng số tiền mà công ty X phải trả cho ngân hàng hằng tháng là 3 tỷ 360 triệu.
Tính theo nợ giảm dần như thế nào?
Một công thức tính lãi vay ngân hàng khác đó là cách tính theo nợ giảm dần. Công thức này chỉ áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp muốn trả nợ và lãi cùng lúc. Với công thức này, số tiền thực tế còn nợ sẽ giảm đi vì đã trừ vào nợ gốc. Lợi ích của cách đi vay này là tiền gốc nợ giảm dần và tiền lãi hàng tháng cũng giảm dần. Nó giúp doanh nghiệp giảm áp lực kinh tế dần dần.
Cách tính chi tiết:
- Tiền gốc = tiền vay / số tháng ( tính theo hàng tháng).
- Tiền lãi tháng đầu tiên = số tiền vay x lãi vay mỗi tháng.
- Tiền lãi tháng thứ 2 trở đi = số tiền gốc còn lại tháng trước x lãi vay.
+ Ví dụ: Doanh nghiệp Y cần vay 72 tỷ đồng để đầu tư vào tài sản cố định trong vòng 12 tháng. Lãi suất ngân hàng đưa ra cho kiểu vay này là 12%/ năm.
- Tiền gốc doanh nghiệp B phải trả hằng tháng là: 72 tỷ / 12 = 6 tỷ.
- Tiền lãi doanh nghiệp B phải trả trong tháng đầu tiên: (72 tỷ x 12%) / 12 = 720 triệu.
- Tiền lãi của doanh nghiệp từ tháng thứ 2 trở đi: (72 tỷ – 6 tỷ) x 12% / 12 = 660 triệu.
+ Các tháng tiếp theo lấy tiền gốc còn lại tính tương tự là sẽ ra con số cần trả.
Ngân hàng thường có những quy định gì về lãi suất vay?
Bên cạnh việc nắm được các công thức tính lãi suất khi vay ngân hàng, việc nắm được quy định lãi vay cũng rất quan trọng. Luật pháp Việt cũng đã quy định rất rõ về vấn đề lãi suất của các ngân hàng.
Điều 1 Quyết định 1730/QĐ-NHNN năm 2020 và thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định:
Các tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng áp dụng lãi suất cho vay tối đa là 4.5%/năm. Lãi này tính theo đồng Việt Nam và không tính các tổ chức tài chính vi mô. Và quỹ tín dụng nhân dân.
- Quỹ tín dụng nhân dân, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho vay tối đa với lãi suất 5.5%.
- Lãi suất được thỏa thuận giữ người vay và người cho vay. Ngoại trừ các trường hợp được pháp luật quy định sẵn.
Các doanh nghiệp cần chú ý đến các quy định này, nhất là doanh nghiệp bất động sản. Bởi đây là doanh nghiệp cần nhiều tiền vốn vay để hoạt động kinh doanh.
Khi nào thì cần đến công thức tính lãi vay ngân hàng?
Vậy, khi nào doanh nghiệp bất động sản cần áp dụng cách thức để tính lãi vay của ngân hàng? Trường hợp áp dụng lãi vay ngân hàng phổ biến là:
Khi chuẩn bị kinh doanh và cần tiền vốn
Khi áp chuẩn bị kinh doanh và cần tiền vốn, doanh nghiệp sẽ cân nhắc đến việc đi vay. Lúc này, để so sánh các phương án cung cấp vốn, doanh nghiệp cần tính lãi vay. Công thức tính lãi suất vay ngân hàng sẽ là công cụ giúp doanh nghiệp làm điều này.
Doanh nghiệp có thể cân nhắc giữa vay vốn, phát hành cổ phiếu hoặc mua trái phiếu. Nếu lãi vay vốn phải trả ít hơn so với cổ tức phải trả thì nên vay vốn. Chi phí rủi ro và cơ hội sẽ được tính vào lúc này cùng với lãi vay. Đây là điểm quan trọng mà khi kinh doanh bất động sản cần ước tính sẵn.
Khi đến kỳ trả lãi vay
Một trường hợp khác cần tính lãi vay là lúc đến kỳ trả lãi. Trường hợp này chỉ xảy ra đối với cách vay nợ gốc giảm dần. Lúc này, tiền lãi mỗi tháng sẽ khác nhau do tiền gốc nợ thay đổi. Vì thế, doanh nghiệp cần tính tiền lãi mỗi tháng để thanh toán cho ngân hàng.
Cuối mỗi kỳ thanh toán, thường là tháng, kế toán cần tính lãi vay công ty phải trả. Tuy nhiên thường thì số tiền này sẽ được trả một lần vào cuối kỳ kinh doanh (cuối năm).
Trên đây là các thông tin cơ bản nhất về công thức tính lãi vay ngân hàng cho doanh nghiệp. Nếu chuẩn bị mở công ty bất động sản và cần vốn, bạn có thể tham khảo. Hãy nắm vững kiến thức vốn vay trước khi quyết định để có một nguồn vốn bền vững!