Bên cạnh các giao dịch dân sự khác như phạt cọc, đặt cọc thì hoàn cọc cũng là một thuật ngữ được sử dụng khá phổ biến. Đây cũng là hình thức đảm bảo được sử dụng nhiều nhất khi ký kết các hợp đồng trong công việc. Tuy nhiên, hoàn cọc là gì và những trường hợp nào được hoàn cọc theo như quy định của pháp luật thì không phải ai cũng biết. Để có câu trả lời mời các bạn hãy cùng New Real Estate theo dõi nội dung bài viết dưới đây để được giải đáp nhé!
Ngoài ra quý khách hàng quan tâm đến dòng căn hộ hạng sang ngay trung tâm thành phố Hồ Chí Minh, thì chúng tôi có bài phân tích giá bán tiến độ mới nhất về dự án, quý khách hàng quan tâm hãy xem ngay tại :
+ Cập nhật giá bán & Lý do nên mua dự án 2023 : THỦ THIÊM ZEIT
+ Phân tích giỏ hàng & Chính sách bán hàng dự án quận 4 : DE LA SOL
Hoàn trả cọc là gì?
Hiện nay, các giao dịch liên quan đến dân sự để đảm bảo việc thực hiện hợp đồng đều cần thực hiện đặt cọc. Theo đó người đặt cọc có thể sử dụng tiền mặt hay các tài sản có giá trị khác như vàng, đá quý, khí quý…
Trong trường hợp nếu như bên phía người nhận đặt cọc thì sẽ được ghi trong hợp đồng thành riêng một điều khoản dưới dạng văn bản. Tuỳ theo giá trị của hợp đồng và sự đồng ý thỏa thuận giữa hai bên mà số tiền đặt cọc sẽ không nhiều và vượt quá 50% giá trị của giao dịch thực hiện. Vậy hoàn cọc là gì?
Bạn có thể hiểu đơn giản hoàn cọc có nghĩa là sau khi giao dịch đã thành công và được hình thành phần tài sản đặt cọc sẽ được trả lại cho người đã đặt cọc. Hoặc sẽ trừ vào phần tài sản mà phía bên đặt cọc sẽ được hưởng. Như vậy hiểu một cách đơn giản nhất là phía nhận tài sản đặt cọc hoàn trả lại tiền cho bên đã đặt cọc.
Quyền lợi và nghĩa vụ của bên đặt cọc và bên nhận đặt cọc như thế nào?
Trong tất cả các giao dịch nói chung thì hai bên tham gia đều có quyền và những nghĩa vụ nhất định phải thực hiện theo. Sau đây là từng trường hợp cụ thể của từng bên đặt cọc và bên nhận đặt cọc:
Bên người đặt cọc
Sau đây là quyền lợi và nghĩa vụ mà bên đặt cọc sẽ phải thực hiện theo:
Quyền lợi
Về phía người đặt cọc sẽ có những quyền lợi như sau:
- Người đặt cọc có quyền yêu cầu bên nhận đặt cọc không được phép sử dụng tài sản đặt cọc để xác lập những giao dịch khác.
- Yêu cầu phía nhận đặt cọc phải có trách nhiệm thực hiện việc bảo quản và giữ gìn để tài sản đã đặt cọc không bị mất giá trị hoặc bị hao mòn.
- Nếu như bên phía đặt cọc muốn thực hiện các giao dịch liên quan đến việc trao đổi. Hoặc sử dụng tài sản đặt cọc vào các giao dịch khác cần được có sự đồng ý của phía bên tiếp nhận đặt cọc.
Nghĩa vụ của phía người đặt cọc
Ngoài quyền lợi thì bên phía người đặt cọc cũng cần phải thực hiện những nghĩa vụ như sau:
- Thanh toán chi phí hợp lý để phía bên nhận đặt cọc gìn giữ bảo quản tài sản được đem ra đặt cọc.
- Thực hiện nghĩa vụ đăng ký quyền sở hữu đối với tài sản đặt cọc đồng thời thực hiện các nghĩa vụ khác theo như quy định của pháp luật để phía bên người nhận đặt cọc có quyền sở hữu tài sản đặt cọc.
Bên phía người nhận đặt cọc
Cũng giống như người đặt cọc thì người nhận đặt cọc cũng phải thực hiện nghĩa vụ và quyền lợi riêng. Cụ thể như sau:
Quyền lợi của người nhận đặt cọc
Yêu cầu bên phía người đặt cọc chấm dứt việc sử dụng đặt cọc để trao đổi hoặc sử dụng để thay thế các tài sản. Hoặc tiến hành thực hiện các giao dịch khác khi chưa có sự đồng ý của phía người nhận đặt cọc.
Có quyền sở hữu tài sản nếu như trong trường hợp bên phía người đặt cọc vi phạm các điều khoản trong khi thực hiện hợp đồng.
Nghĩa vụ của bên người nhận đặt cọc
Nghĩa vụ của bên người nhận đặt cọc như sau:
- Bảo quản và gìn giữ tài sản đặt cọc để tránh mất mát hoặc hao mòn tài sản.
- Không được sử dụng tài sản đặt cọc để thực hiện các giao dịch khác khi chưa được sự đồng ý của phía người đặt cọc.
Những trường hợp nào sẽ được hưởng hoàn cọc?
Sau khi đã hiểu rõ hoàn cọc là gì thì bạn cũng nên nắm rõ cụ thể những trường hợp được hoàn cọc. Cụ thể những trường hợp được hoàn trả số tiền, tài sản đã đặt cọc được quy định rõ ràng tại khoản 2 điều 328 của Bộ luật dân sự năm 2015. Trong đó các trường hợp được hoàn cọc quy định cụ thể như sau:
Trường hợp giao dịch đúng thoả thuận
Đối với trường hợp giao dịch được thực hiện đúng theo thỏa thuận mà hai bên đã cam kết trước đó thì tiền/tài sản đặt cọc sẽ được trả lại cho bên đã đặt cọc trước đó. Ngoài ra số tiền đặt cọc này cũng có thể được hoàn trả bằng cách trừ vào phần tài sản mà bên nhận đặt cọc nhận được trong quá trình thực hiện giao dịch.
Trường hợp bên đặt cọc không muốn tiếp tục thực hiện hợp đồng
Nếu như trường hợp bên phía người đặt cọc muốn chấm dứt hoặc không muốn tiếp tục thực hiện hợp đồng thì phải thỏa thuận lại với bên nhận đặt cọc. Theo đó nếu như phía nhận cọc đồng ý thì phía đặt cọc sẽ nhận lại được tiền.
Ngược lại nếu như không thoả thuận được thù bên đặt cọc không được hoàn tiền cọc và số tiền cọc sẽ thuộc về bên nhận tiền/tài sản đặt cọc.
Trường hợp bên nhận đặt cọc không muốn tiếp tục thực hiện hợp đồng
Nếu như trong trường hợp bên nhận tiền đặt cọc không muốn thực hiện tiếp hợp đồng và muốn chấm dứt hợp đồng. Hoặc trong trường hợp xảy ra lỗi sai sót trong quá trình giao dịch thì có thể thỏa thuận trực tiếp với bên đặt cọc. Nếu như hai bên thống nhất đồng ý với phương án giải quyết này thì số tiền sẽ được hoàn cọc và chấm dứt hợp đồng.
Ngược lại nếu như phía người đặt cọc không đồng ý thì phía nhận đặt cọc sẽ phải bồi thường một khoản tiền tương ứng với số tiền đặt cọc. Trường hợp này còn được gọi là phạt cọc.
Trường hợp không thực hiện được hợp đồng do chủ thể không còn sống
Ngoài những trường hợp kể trên thị trường hợp chủ thể đã mất cũng có thể xảy ra. Hoặc cũng có trường hợp do hợp đồng bị vô hiệu hóa do các bên tham gia không hợp pháp, pháp nhân đã chấm dứt hoạt động… Lúc này hai bên sẽ chấm dứt hợp đồng và hoàn cọc trả lại tất cả những tài sản đã giao dịch trước đó.
Trên đây là nội dung bài viết hoàn cọc là gì, quyền lợi, nghĩa vụ và những trường hợp cần đặt cọc. Bên cạnh đó bạn cũng nên phân biệt rõ ràng giữa tiền đặt cọc và tiền trả trước. Bởi vì hiện nay pháp luật chưa có quy định về tiền trả trước. Hy vọng thông tin trên của New Real Estate đã đem đến cho bạn những thông tin hữu ích. Trân trọng!